PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Bướu cổ

Lượt xem : 16
Bướu thường gặp nhất vùng cổ là bướu giáp
– Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở vùng cổ trước, có vai trò sản xuất hormone T3,T4, ảnh hưởng đến hầu hết các quá trình trao đổi chất của cơ thể.
-Bướu giáp nhân (Thyriod Nodules) là tổn thương dạng khối nằm trong tuyến giáp, có thể lỏng, đặc quánh hay đặc(cứng), được phân loại thành nhân lành tính và ác tính, trong đó nhân lành tính chiếm đa số.
Hiện nay, tỉ lệ phát hiện bướu giáp nhân có chiều hướng tăng lên nhờ vào việc tầm soát bệnh bằng siêu âm vùng cổ. Bướu giáp có thể gặp khi mới sinh hoặc xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời, lứa tuổi thường gặp nhất là từ 30 – 55.
Các triệu chứng thường gặp
Bướu nhân tuyến giáp trong hầu hết các trường hợp thường không có biểu hiện lâm sàng cụ thể, người bệnh chỉ phát hiện ra mình bị bệnh tình cờ thông qua khám sức khỏe định kỳ, khám các bệnh lý khác.
Khi bướu nhân to lên, người bệnh có thể có các triệu chứng như: Vùng cổ to ra bất thường, có xuất hiện bướu thường phát hiện được khi soi gương hoặc người khác nhìn thấy, nuốt khó, thở khó, khản tiếng…
Nếu người bị bướu tuyến giáp có rối loạn chức năng tuyến giáp thì một số triệu chứng khác có thể là: Lo âu, gầy sút cân, run tay, hồi hộp trống ngực, mất ngủ…
– Khàn tiếng, nuốt khó là triệu chứng của bướu nhân lớn của tuyến giáp hoặc K.giáp
– Nếu bạn gặp một vài trong số các triệu chứng trên, kèm theo tiền sử trong gia đình có người bị ung thư tuyến giáp hay nhân tuyến giáp hay chiếu xạ vùng cổ, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời bệnh bướu tuyến giáp.
Nguyên nhân gây bướu giáp
– Một số yếu tố có thể gây ra tuyến giáp phì đại. Trong số đó, phổ biến nhất là:
+ Thiếu i-ốt: I-ốt rất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, được tìm thấy chủ yếu trong nước biển và trong đất ở các khu vực ven biển.
+ Ở các nước đang phát triển hay những người sống trong nội địa hoặc ở độ cao thường thiếu i-ốt và có thể phát triển bướu cổ.
+ Bệnh Graves: Bướu cổ đôi khi có thể xảy ra khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp). Trong bệnh Graves, các kháng thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch vì nhầm lẫn nên tấn công tuyến giáp, từ đó làm cho tuyến này tăng sản xuất thyroxine dư thừa.
+ Bệnh Hashimoto: Bướu cổ cũng có thể là kết quả của suy giáp. Cũng giống như bệnh Graves, Hashimoto cũng là một rối loạn tự miễn. Viêm tuyến giáp Hashimoto làm cho tuyến này giảm sản xuất lượng hormone cần thiết. Chính sự suy giảm lượng hormone này làm cho tuyến yên sản xuất ra nhiều TSH để kích thích tuyến giáp, sau đó làm cho tuyến giáp to ra.
+ Bướu cổ đa nhân: Trong bệnh lý này, một số chất rắn hoặc chất lỏng chứa đầy u cục phát triển ở cả hai phía của tuyến giáp, dẫn đến mở rộng tổng thể tuyến này.
+ Bướu độc tuyến giáp: Trong trường hợp này, bướu giáp đơn nhân phát triển trong một phần của tuyến giáp. Hầu hết các nốt này không phải ung thư (thường lành tính) và không dẫn đến ung thư.
+ Ung thư tuyến giáp: Ung thư tuyến giáp ít phổ biến hơn so với u lành tính tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thường xuất hiện mở rộng ở một bên của tuyến giáp.
+ Mang thai: Hormone mà cơ thể người phụ nữ sản xuất trong khi mang thai – chorionic gonadotropin (HCG), có thể làm tuyến giáp to ra một chút.
+ Viêm tuyến giáp: Đây là một tình trạng viêm có thể gây đau và sưng ở tuyến giáp.
Điều trị
– Thông thường, với nhân giáp được xác định là lành tính kích thước bướu nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh sẽ không cần điều trị, chỉ cần thường xuyên thăm khám theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Phẫu thuật tuyến giáp được chỉ định khi: Bướu giáp đa nhân hoặc đơn nhân sau điều trị nội khoa không hiệu quả; bướu phát triển nhanh, xuất huyết trong lòng bướu; bướu gây chèn ép, gây khó thở cho người bệnh; bệnh nhân lớn tuổi có khản tiếng chưa loại trừ ung thư; bướu đặc cứng vì có thể gây ung thư hóa; ung thư tuyến giáp…
– Cắt bỏ nửa tuyến giáp (Hemithyroidectomy): Đối với nhân lành hoặc ung thư nhỏ.
– Cắt bỏ hầu hết tuyến giáp (Subtotal Thyroidectomy): Nhằm để lại lượng mô đủ để đáp ứng nhu cầu hormone tuyến giáp của cơ thể. Đối với nhân lành tính, bướu nhân độc thường bao gồm cả bệnh Graves hay bệnh u tuyến giáp nốt.
– Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp (Total Thyroidectomy): Đối với ung thư lớn hơn, nhân tuyến giáp nốt hoặc bướu tuyến giáp độc bao gồm cả bệnh Graves.
Phẫu thuật tuyến giáp có thể gặp một số rủi ro
– Ngoài những rủi ro của phẫu thuật chung như: do gây mê toàn thân, nhiễm trùng và chảy máu; những rủi ro riêng của phẫu thuật tuyến giáp là:
+ Khản tiếng: do chấn thương dây thần kinh quật ngược một bên,chấn thương này thường hiếm xảy ra và phần lớn chỉ là tạm thời.
+ Khó thở và mất giọng nói: do chấn thương hoặc đứt dây thần kinh quật ngược hai bên, chấn thương này thường hiếm xảy ra
+ Tụt canxi: Do rối loạn tuyến cận giáp kiểm soát mức canxi trong cơ thể, thường là tạm thời, hiếm khi vĩnh viễn.

Để đặt lịch thăm khám và tư vấn điều trị tuyến giáp nhanh chóng, Quý bệnh nhân vui lòng liên hệ số Hotline: 0919 50 60 90 để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.

tin tức mới nhất

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú như thế nào?

UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN GÌ? Bệnh lý giai đoạn sớm thường có rất ít...

Khi nào cần siêu âm tuyến giáp?

Siêu âm tuyến giáp là phương pháp giúp tái hiện cấu trúc tuyến giáp, nhận biết các nốt hoặc tổn...

Khi nào tuyến giáp cần sinh thiết FNA?

Chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA) là kỹ thuật phổ biến, lấy một mẫu mô tế bào thương...

Đặt Lịch Hẹn

ThS-BS. BÙI VĂN CHINH

• Giám đốc Phòng Khám
• Chuyên Khoa Phẫu Thuật
• Điều Trị Tuyến Giáp

Liên hệ ngay để được tư vấn điều trị nhanh chóng