Dựa trên khuyến cáo của Hội tuyến giáp châu Âu năm 2022. Theo đó chỉ định điều trị I-131 sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp do ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (nhú hoặc nang) dựa trên nguy cơ bệnh còn tồn tại hoặc tái phát hơn là nguy cơ tử vong do ung thư. Hội Tuyến giáp Hoa Kỳ (ATA) đã phân BN thành 3 nhóm nguy cơ tái phát khác nhau:
1. Nhóm nguy cơ cao (>20%) bao gồm các BN có:
- Khối u đã xâm lấn rõ (đại thể) vào mô ngoài tuyến giáp
- Không cắt bỏ được hoàn toàn khối u
- Đã có di căn xa
- Nồng độ thyroglobulin (Tg) sau phẫu thuật gợi ý có di căn xa
- Có hạch di căn (N1) ≥ 3 cm (bất kỳ hạch nào)
- Ung thư tuyến giáp thể nang có xâm lấn rộng mạch máu (> 4 ổ)
2. Nhóm nguy cơ trung bình (5–20%) bao gồm các BN có:
- Khối u xâm lấn vi thể vào mô ngoài tuyến giáp
- Mô học rất ác tính (ví dụ: thể tế bào cao, thể hobnail, ung thư tế bào trụ)
- Ung thư tuyến giáp thể nhú có xâm lấn mạch máu
- Hạch N1 sờ thấy trên lâm sàng hoặc > 5 hạch di căn, tất cả đều < 3 cm
- Vi ung thư thể nhú đa ổ có xâm lấn vi thể vào mô ngoài tuyến giáp và đột biến BRAF V600E
- Khối u > 1 cm với đột biến BRAF V600E có thể liên quan đến nguy cơ tái phát trung bình, nhưng chưa được chứng minh chắc chắn qua nghiên cứu tiền cứu
3. Nhóm nguy cơ thấp của ATA (<5%) được định nghĩa là:
- Ung thư thể nhú còn nằm trong tuyến giáp, không có xâm lấn mạch máu, có hoặc không có di căn hạch nhỏ (lâm sàng N0 hoặc ≤ 5 hạch di căn, tất cả < 0.2 cm)
- Ung thư thể nhú biến thể nang còn nằm trong tuyến giáp, hoặc ung thư thể nang biệt hóa rõ còn nằm trong tuyến giáp có xâm lấn bao hoặc xâm lấn ít mạch (< 4 mạch)
- Vi ung thư thể nhú trong tuyến giáp có hoặc không có đột biến BRAF

HAI ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ NGUY C
1. Xâm lấn tối thiểu ngoài tuyến giáp dường như không ảnh hưởng nhiều đến tiên lượng, và trong hệ thống phân loại TNM năm 2017, yếu tố này không còn được tính đến khi đánh giá nguy cơ tử vong do ung thư tuyến giáp.
Một số nghiên cứu thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ sống không tái phát giữa các BN có hoặc không có xâm lấn tối thiểu ngoài tuyến giáp, và việc điều trị Iod phóng xạ (RAI) không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót hoặc tái phát.
2. Siêu âm vùng cổ và xét nghiệm TG, Anti-Tg trong vòng 2 tuần đến 2 tháng sau mổ (thường là 6 tuần) có giá trị quan trọng trong chỉ định điều trị Iod phóng xạ. Khuyến cáo: Chỉ định điều trị I-131 nên dựa trên các chỉ số tiên lượng về tái phát và tử vong liên quan đến ung thư tuyến giáp. Cụ thể là:
- Nhóm nguy cơ cao: Có chỉ định điều trị I-131 như một phương pháp điều trị bổ trợ hoặc điều trị bệnh.
- Nhóm nguy cơ trung bình: điều trị I-131 có thể được chỉ định tùy theo các yếu tố nguy cơ cá nhân. Lợi ích lớn nhất thấy ở các BN có đặc điểm:
+) Tuổi cao
+) Mô học rất ác tính
+) Hạch di căn kích thước lớn
+) U đã xâm lấn ra ngoài hạch
+) Nhiều hạch di căn N1 và/hoặc hạch đã di căn ra ngoài vùng cổ giữa
Với nhóm BN nguy cơ thấp, việc điều trị I-131 còn nhiều tranh cãi và thường không được chỉ định vì tỷ lệ tử vong rất thấp (< 1%) và tỷ lệ tái phát cũng thấp (2-3%).

Để đặt lịch thăm khám và tư vấn điều trị tuyến giáp nhanh chóng, Quý bệnh nhân vui lòng liên hệ số (Zalo) 0919 50 60 90 để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.