Thông thường, phần lớn người mắc bướu giáp có thể chữa dứt điểm bệnh nếu được điều trị sớm nhưng vẫn còn số ít trường hợp tái phát bệnh lý.
Nếu phát hiện bướu tuyến giáp tái phát, bệnh nhân CẦN đến ngay cơ sở y tế nhằm được Y bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán bản chất đó là bướu lành hay bướu ác để tư vấn phương án điều trị thích hợp với cơ địa sức khỏe người bệnh.
TỶ LỆ TÁI PHÁT BƯỚU TUYẾN GIÁP CÓ CAO KHÔNG?
Tỷ lệ tái phát u tuyến giáp sau mổ là khá thấp, phụ thuộc rất nhiều vào những tế bào chủ yếu có tính chất ung thư. Đồng thời, cần xem xét một số yếu tố như:
- Loại u tuyến giáp
- Kích thước khối u
- Yếu tố bất thường
- Giai đoạn bướu điều trị lần đầu

NGUYÊN NHÂN BƯỚU TUYẾN GIÁP TÁI PHÁT
- Tiền sử tiếp xúc chất phóng xạ
- Phẫu thuật lần đầu cắt bán phần tuyến giáp hoặc chỉ lấy bướu
- Mắc ung thư biểu mô biệt hóa/ không biệt hóa
- Mức độ di căn hạch cổ hoặc di căn xa đến các cơ quan khác (gan, xương, phổi,…)
- Nhiều ổ ung thư tồn tại ở tuyến giáp
… là những lý do bướu giáp tái phát, đòi hỏi bệnh nhân NÊN chủ động thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh tình.
MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở BƯỚU TUYẾN GIÁP TÁI PHÁT
Để đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân, người bệnh phải lưu ý đến các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện bướu ngay vết mổ cũ
- Cổ căng gây khó thở, đau nhức
- Khó nuốt thức ăn
- Cân nặng thay đổi đột ngột
- Thường xuyên mệt mỏi, giảm sức sống
- Biến đổi vùng da

KHUYẾN KHÍCH tái khám định kỳ, kiểm tra tình trạng tuyến giáp, điều trị theo phác đồ của bác sĩ kết hợp với thực hiện chế độ dinh dưỡng – sinh hoạt lành mạnh để hồi phục nhanh chóng.
Để đặt lịch thăm khám và tư vấn điều trị tuyến giáp nhanh chóng, Quý bệnh nhân vui lòng liên hệ số (Zalo)0919 50 60 90để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.