PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Thời điểm nào mổ bướu cổ lành tính

Lượt xem : 6

Bướu cổ lành tính (y học gọi bướu giáp) là tình trạng các tế bào tuyến giáp phát triển quá mức hoặc không đồng đều, với biểu hiện kích thước tuyến giáp tăng lên, sưng to bất thường. Đây là một trong những dạng rối loạn tuyến giáp phổ biến, có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật.

Hầu hết bướu cổ lành tính không nguy hiểm. Tuy nhiên, các bướu cổ lành tính có kích thước lớn cũng có thể dẫn đến tổn thương thần kinh (liệt dây thần kinh phrenic, hội chứng Horner và liệt dây thần kinh thanh quản tái phát). Các tổn thương này sẽ chấm dứt sau khi phẫu thuật tuyến giáp. Ngoài ra, tuyến giáp quá lớn chèn ép thực quản khiến người bệnh khó nuốt, ảnh hưởng đến việc ăn uống, thiếu chất dinh dưỡng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bướu cổ lành tính mà bác sĩ có chỉ định điều trị khác nhau. Thông thường, với những bướu nhỏ, chức năng tuyến giáp bình thường, không gây nuốt nghẹn, khó thở… sẽ được theo dõi, khám định kỳ mà không cần điều trị. Người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống (bổ sung các thực phẩm giàu iốt như hải sản, sò, nghêu, dùng muối iốt thường xuyên). Các bướu cổ lớn, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, gây nuốt khó, thở… tùy vào tình trạng bệnh mà Bác Sĩ  sẽ chỉ định dùng thuốc (điều trị nội khoa), xạ trị, phẫu thuật.

Phẫu thuật là phương pháp sau cùng khi đã thực hiện các phương pháp khác nhưng không thành công. Những người bị bướu cổ lớn thường gặp vấn đề về đường thở, có thể làm phức tạp phẫu thuật. Khí quản có thể bị lệch khiến việc đặt nội khí quản khi gây mê cho người bệnh thêm khó khăn. Quá trình phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro: hạ canxi máu tạm thời hoặc vĩnh viễn do tổn thương tuyến cận giáp, mất nhiều máu, ảnh hưởng đến dây thanh quản khiến người bệnh khàn giọng, câm, sẹo trước cổ…

Tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bướu cổ mà Bác Sĩ  sẽ có chỉ định phẫu thuật. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định mổ tuyến giáp khi điều trị thuốc kháng giáp và uống phóng xạ không hiệu quả khiến tình trạng cường giáp tái phát; tuyến giáp bị viêm nặng hoặc bướu cổ có kích thước lớn (độ 2-3) đã được điều trị nội khoa ổn định (lên cân, hết run tay, hết hồi hộp, tim đập bình thường, mạch hết nhanh). Người bệnh có vấn đề về mắt hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức gây ảnh hưởng đến mắt cũng cần mổ .

Với phương pháp phẫu thuật, bác sĩ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Do đó, tuyến giáp có thể không còn hoạt động hoặc hoạt động kém nên người bệnh dễ bị suy giáp, cần được điều trị tiếp tục bằng dùng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp.

Phẫu thuật bướu cổ là kỹ thuật khó, cần trang thiết bị hiện đại, bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm. Các bướu cổ lớn gây ra nhiều vấn đề về đường thở và có thể làm phức tạp phẫu thuật. Khí quản có thể bị lệch nên gây khó khăn cho việc đặt nội khí quản để gây mê cho người bệnh.

Bướu cổ lành tính không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuy nhiên, người bệnh cần đi khám sức khỏe định kỳ, đúng lịch hẹn với Bác Sĩ để được theo dõi, chỉ định siêu âm, xét nghiệm khi có bất thường (kích thước bướu cổ tăng đột ngột, đau nhức…).

Để đặt lịch thăm khám và tư vấn điều trị tuyến giáp nhanh chóng, Quý bệnh nhân vui lòng liên hệ số Hotline: 0919 50 60 90 để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.

tin tức mới nhất

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú như thế nào?

UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN GÌ? Bệnh lý giai đoạn sớm thường có rất ít...

Khi nào cần siêu âm tuyến giáp?

Siêu âm tuyến giáp là phương pháp giúp tái hiện cấu trúc tuyến giáp, nhận biết các nốt hoặc tổn...

Khi nào tuyến giáp cần sinh thiết FNA?

Chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA) là kỹ thuật phổ biến, lấy một mẫu mô tế bào thương...

Đặt Lịch Hẹn

ThS-BS. BÙI VĂN CHINH

• Giám đốc Phòng Khám
• Chuyên Khoa Phẫu Thuật
• Điều Trị Tuyến Giáp

Liên hệ ngay để được tư vấn điều trị nhanh chóng